Địa lý Cái Nước

Vị trí địa lý

Huyện Cái Nước nằm ở trung tâm tỉnh Cà Mau, trung tâm huyện cách thành phố Cà Mau khoảng 30 km về phía tây nam theo Quốc lộ 1A. Huyện có vị trí địa lý:

Điều kiện tự nhiên

Khí hậu

Khí hậu thời tiết huyện Cái Nước cũng như của toàn tỉnh Cà Mau, mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ trung bình 26,9 °C. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4, khoảng 27,6 °C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng Giêng, khoảng 25 °C.

Trong năm, thời tiết phân làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Về thủy văn, mặc dù không tiếp giáp với bờ biển, nhưng địa bàn huyện Cái Nước chịu tác động của cả chế độ thủy triều biển Đông và Vịnh Thái Lan. Trong đó triều biển Đông truyền vào qua sông Gành Hào, sông Bảy Háp, kênh Tắc Năm Căn… triều vịnh Thái Lan truyền vào theo cửa sông Bảy Háp, cửa Mỹ Bình… Biên độ triều các sông chịu ảnh hưởng triều biển Đông lớn hơn biên độ triều Vịnh Thái Lan, vì vậy biên độ triều trên các sông có xu hướng giảm dần từ Tây sang Đông. Do chịu sự tác động của cả hai chế độ triều biển nên chế độ dòng chảy của các sông, kênh rạch ở huyện Cái Nước khá phức tạp, hình thành nhiều khu vực giao hội nước (hay còn gọi là những “giáp nước”) ở các sông lớn và các khu vực nội đồng, ảnh hưởng đến khả năng cấp thoát nước ở một số vùng, ở các khu vực này thường là nơi tồn đọng rác, chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Độ mặn nước sông biến đổi theo mùa, mùa khô nước các sông có độ mặn cao hơn, trong mùa khô độ mặn nước sông. Sang mùa mưa độ mặn nước sông giảm đi, nhưng do không có hệ thống cống ngăn mặn giữ ngọt nên ngay trong mùa mưa, sau những ngày không có mưa thì nước sông, kênh rạch đều có độ mặn cao. Như vậy chế độ mưa, chế độ thủy văn (độ mặn nước sông) là yếu tố chi phối nhiều đến quá trình thực hiện chuyển đổi sản xuất ở huyện Cái Nước.

Nguồn nước

Đánh giá nguồn và khả năng sử dụng một số nguồn nước chủ yếu của huyện Cái Nước như sau:

  • Nước mưa: là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho cây trồng và một phần cho sinh hoạt. Để sản xuất được một vụ lúa trên đất nuôi tôm ở huyện Cái Nước (và cũng như các nơi khác trong tỉnh Cà Mau) thì nguồn nước mưa vẫn là nguồn nước duy nhất, phải có biện pháp thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt tại chỗ trong mùa mưa một cách phù hợp.
  • Nước sông rạch (nguồn nước mặt): trong mùa mưa độ mặn nước sông giảm nhanh, nhưng sau khi chuyển đổi sản xuất không còn các cống ngăn mặn nên những ngày không có mưa độ mặn nước sông lại tăng cao rất nhanh.

Khi chuyển đổi sang nuôi tôm và nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nguồn nước mặn là nguồn nước phục vụ cho nuôi tôm, nhưng mâu thuẫn với yêu cầu sản xuất luân canh một vụ lúa, vì vậy nếu không tổ chức quản lý tốt mùa vụ (nuôi tôm – trồng lúa) và không có hệ thống thủy lợi khép kín các tiểu vùng thì sản xuất lúa – tôm không đạt hiệu quả.

  • Nước ngầm: nước ngầm ở tỉnh Cà Mau cũng như ở khu vực huyện Cái Nước có chất lượng tốt, cơ bản không bị nhiễm mặn, thuộc nhóm nước mềm, có hàm lượng kim loại nặng thấp và chưa bị ô nhiễm (theo tiêu chuẩn VN 1995), trừ một số giếng bị nhiễm mặn do thâm nhập từ đường ống bị hở, song phần lớn ở các giếng nước có mùi bùn, một số mẫu nước bị ô nhiễm nhẹ khoáng hóa (độ khoáng hóa 1g/l), hàm lượng sắt trong nước cao (0,5 mg/l) nên nước có tính chất phèn, tuy nhiên mức bị ô nhiễm sắt thấp (theo tiêu chuẩn là 0,33 mg/l).

Nước ngầm là tài nguyên quý hiếm, vì vậy quá trình khai thác sử dụng phải được quản lý chặt chẽ, tránh các hiện tượng gây ô nhiễm và lãng phí nguồn nước ngầm. Dự báo đến năm 2020 nhu cầu khai thác sử dụng nước ngầm tăng cao, vì vậy đối với các khu đô thị, dân cư tập trung cần khai thác tổng hợp 2 – 3 tầng nước nhằm hạn chế sự thay đổi các tầng nước ngầm.

Đất đai

Địa hình của huyện Cái Nước bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam, cao trình trung bình 0,5 – 0,7m so với mặt nước biển, trừ những liếp vườn trồng dừa, trồng cây ăn trái có độ cao từ 1,2 –1,5m. Mặc dù không phải là huyện ven biển, nhưng địa hình của huyện Cái Nước cũng bị chia cắt rất nhiều bởi hệ thống sông, kênh rạch.

Về địa chất: đất đai của huyện hình thành từ trầm tích đầm lầy ven biển, vì vậy nhìn chung nền đất yếu, nhất là tầng đất mặt, đây là yếu tố dẫn đến suất đầu tư cao do chi phí xử lý nền móng công trình.

Về thổ nhưỡng, theo chú giải bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 của huyện Cái Nước (cũ) do Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Miền Nam điều tra xây dựng năm 1988 và kết quả điều tra bổ sung năm 2000 của Phân viện Địa lý miền Nam, năm 2001 của Trường Đại học Cần Thơ thì toàn bộ đất đai của huyện Cái Nước bị nhiễm mặn và mặn phèn với các mức độ khác nhau. Kết quả điều tra cũng đã phân vùng địa lý thổ nhưỡng huyện Cái Nước thành 2 vùng khác biệt, đó là:

  • Vùng đất phù sa không được bồi, nằm ở phía bắc của huyện, ranh giới từ phía bắc kênh Mười Phải và rạch Quảng Phước (gồm các xã Thạnh Phú, Lương Thế Trân, Phú Hưng, Hưng Mỹ, Hòa Mỹ, Tân Hưng). Diện tích vùng này chiếm khoảng 21.000 ha.  Đây là vùng đất có địa hình cao, hệ thống kênh rạch thưa hơn, một số diện tích đất bị phèn, dễ bị hạn hán. Đối với sản xuất nông nghiệp, đây là vùng đất tốt, trong điều kiện giữ được nước ngọt tại chỗ có thể phát triển sản xuất lúa 2 vụ, lúa cao sản, trồng dừa. Hiện nay, đây cũng là vùng có thể phát triển sản xuất 1 vụ lúa luân canh trên đất nuôi tôm.
  • Vùng phía nam của huyện, diện tích khoảng 18.500 ha. Là vùng đất mặn, phèn tiềm tàng và phèn hoạt động, địa hình thấp hơn, hệ thống sông kênh rạch nhiều hơn, mức độ mặn nặng hơn. Đối với nông nghiệp có thể làm lúa mùa (giữ ngọt) trồng dừa. Hiện nay đã chuyển sang nuôi tôm, nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nhưng việc trồng lúa khó khăn hơn vùng phía bắc của huyện do mức độ xâm nhập mặn nhanh hơn.

Về lý tính của đất, nhìn chung ở cả hai vùng của huyện, đất đều có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét trong đất cao.

Mặc dù có các yếu tố hạn chế, nhưng cơ bản đất đai huyện Cái nước vẫn phù hợp để phát triển sản xuất nông ngư nghiệp.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2009 của huyện Cái Nước[1]

Đơn vị: Ha.

STTLoại đấtToàn huyện
Tổng diện tích tự nhiên41.709,37
IĐất nông nghiệp38.581,29
1Đất sản xuất nông nghiệp8.217,73
1.1Đất trồng cây hàng năm0,23
aĐất trồng lúa
bĐất trồng cây hàng năm khác0,23
1.2Đất trồng cây lâu năm8.217,5
2Đất lâm nghiệp15,48
Đất rừng tự nhiên15,48
3Đất nuôi trồng thủy sản30.343,28
4Đất nông nghiệp khác4,8
IIĐất phi nông nghiệp3.128,08
1Đất ở590,64
2Đất chuyên dùng1.379,33
3Đất tôn giáo, tín ngưỡng11,58
4Đất nghĩa trang, nghĩa địa8,54
5Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng1.137,99
IIIĐất chưa sử dụng0

Dân cư

Dân số thời điểm 1/4/2009 của huyện Cái Nước là 137.396 người, bằng 11,3% dân số toàn tỉnh, đứng thứ 4/9 huyện, thành phố (sau thành phố Cà Mau, huyện Trần Văn Thời, huyện Đầm Dơi), mật độ dân số trung bình 328 người/km², cao hơn so với mật độ bình quân của tỉnh (227 người/km²).

Diện tích tự nhiên 417,00 km², chiếm 7,88% diện tích của tỉnh.

Đến 01/01/2017, dân số có 32.127 hộ, với 138.845 người, chiếm 11,35% dân số của tỉnh. Trong đó, có 69.683 nam và 69.162 nữ. Ở khu vực thành thị có 3.591 hộ, với 14.381 người. Ở khu vực nông thôn có 28.537 hộ, với 124.464 người.

Huyện Cái Nước có mật độ dân cư phân bố tương  đối đồng đều giữa các xã (vì không có khu vực rừng):

STTĐơn vị hành chínhDiện tích tự nhiên (Ha)Dân số (người)Mật độ dân số (người/km²)
Toàn huyện41.709137.396328
1Thị trấn Cái Nước2.54913.911546
2Xã Lương Thế Trân3.10610.458337
3Xã Thạnh Phú3.34513.892415
4Xã Hòa Mỹ3.4638.820255
5Xã Hưng Mỹ3.53911.440323
6Xã Đông Hưng3.43010.153296
7Xã Đông Thới2.8478.263290
8Xã Phú Hưng4.35314.233327
9Xã Trần Thới4.21312.931307
10Xã Tân Hưng5.61016.593296
11Xã Tân Hưng Đông5.25416.031305

Lao động của huyện Cái Nước chủ yếu là lao động trẻ, số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chiếm 47,2% dân số của huyện (64.515 người so với dân số 136.725 người).

Số lao động tham gia trực tiếp lao động trong nền kinh tế đến cuối năm 2009 là 61.250 người; trong đó lao động trong khu vực ngư nông nghiệp chiếm 54,5% (33.400 người), khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 19,8% (12.100 người), khu vực dịch vụ chiếm 25,7% (15.750 người). Với cơ cấu lao động như trên, cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện có bước chuyển biến nhanh hơn so với các địa phương khác trong tỉnh (đến cuối năm 2009 tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp của tỉnh còn trên 60%).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cái Nước http://cainuoc.camau.gov.vn/wps/portal/ http://www.camau.gov.vn/wps/portal/!ut/p/a1/tVVNd6... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Ng... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Ng... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Ng... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chi... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chi... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chi... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bat-dong-san/Ng... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chi...